Khóa học
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa theo quy định của pháp luật
1. Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở Giao dịch Hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở Giao dịch Hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
2. Các loại Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá: Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá bao gồm: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao ngay.
2.1. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hay nói cách khác là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).
Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận. Với phương thức giao dịch này, người mua hàng phải có đặt cọc (ký qũy) hoặc thế chấp một khoản tài sản nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký qũy trong phạm vi tối thiểu theo thỏa thuận và không được hưởng lãi nhưng người mua có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, HĐKH được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động của giá trên thị trường.
2.2. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Ngừời bán quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nếu ngừời mua quyền chọn quyết định thực hiện quyền chọn của mình. Hợp đồng Quyền chọn – Định nghĩa • Quyền chọn là các hợp đồng “phái sinh” – phái sinh ra từ giá hàng hóa quốc tế hiện tại. • Đây là một hợp đồng tài chính giữa hai bên cho phép bên mua Quyền được mua hợp đồng tương lai trong một khoảng thời gian xác định theo mức giá xác định. • Quyền chọn có Phí trả trước (giống như phí hợp đồng bảo hiểm) • Quyền chọn là một hợp đồng “giấy” cho bạn lựa chọn mua hoặc bán vào một ngày tương lai, nhưng không ràng buộc bạn phải làm. • Quyền chọn là các hợp đồng đƣợc chuẩn hóa và có thể chuyển nhượng được, trong đó quy định: – Giá – Số lượng – Ngày giao hàng – Ngày thanh toán Hedging với hợp đồng Quyền chọn.
2.3. Hợp đồng tương lai (sau đây viết tắt là HĐTL) là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
Là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được Sở Giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả.
Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.
Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX trên thị trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm 2001, hầu hết các Sàn Giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung của hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su, … vàng, bạc, platin,… USD, …) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những người ngại rủi ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro.
2.4. Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (commodity swap): là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao ngay) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.
Người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hoá liên quan. Ngược lại, người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hoá.
2.5. Hợp đồng giao ngay (spot contract ): là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ khi bản hợp đồng được ký kết.
Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở giá giao ngay, tức là giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Chênh lệch giá mua và giá bán của một hàng hóa dùng để bù đắp chi phí giao dịch và đạt một khoản lợi nhuận hợp lý, nên nó cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của hàng hóa đó trên thị trường. Để có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch giá bán và giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:
Chênh lệch (%) = (giá bán – giá mua) * 100 / giá bán