Thuật ngữ
H
Hạn mức giao dịch (Trading Limit)
Hạn mức giao dịch (Trading Limit)
Là tổng khối lượng hợp đồng phái sinh hàng hóa các loại (hay còn gọi là tổng trạng thái mở - open positions) tối đa mà Nhà đầu tư được phép nắm giữ tại một thời điểm
Hàng hóa (Merchandises/Commodity)
Hàng hóa (Merchandises/Commodity)
Là các sản phẩm vật chất được dùng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh hàng hóa.
Hàng hóa chuyển giao (Delivered Commodities)
Hàng hóa chuyển giao (Delivered Commodities)
Là các loại hàng hóa có đủ điều kiện đưa vào làm tài sản cơ sở thanh toán của Hợp đồng tương lai. Hàng hóa được sử dụng để chuyển giao vào ngày thanh toán cuối cùng của Hợp đồng tương lai là hàng hóa có phẩm chất tương đương với hàng hóa được sử dụng làm tài sản cơ sở và đáp ứng các điều kiện quy định bởi các Sở Giao dịch hàng hóa.
Hệ thống giao dịch trực tuyến của thành viên (Online trading System)
Hệ thống giao dịch trực tuyến của thành viên (Online trading System)
Là toàn bộ hoặc một phần hệ thống máy tính của thành viên kết nối với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Hàng hóa để thực hiện giao dịch trực tuyến.
Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures Contract)
Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures Contract)
Là hợp đồng đã được Sở giao dịch Hàng hóa tiêu chuẩn hóa (nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp, .,,) quy định cụ thể về một loại hàng hóa, khối lượng, ngày giao hàng, đồng tiền định giá,.. .Các hợp đồng tương lai được mua /bán giữa các Khách hàng và Sở Giao dịch Hàng hóa (exchanges) thông qua các thành viên thanh toán của Sở Giao dịch Hàng hóa.
Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng
Hợp đồng quyền chọn hàng hóa (Commodity Option)
Hợp đồng quyền chọn hàng hóa (Commodity Option)
Là thỏa thuận trong đó Bên mua quyền được quyền (nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc) mua (nếu là quyền chọn mua - Call Options) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán - Put Option) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Đồng thời, Bên Bán Quyền sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bán/mua tương ứng khi Bên mua thực hiện quyền. Các yếu tố của giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hoá, khối lượng giao dịch, tháng đến hạn, đồng tiền định giá... được chuấn hóa theo thông lệ quốc tế
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swap)
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swap)
Là thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý mua/bán một hàng hóa hoặc chỉ số giá với một khối lượng nhất định ở thời điểm hiện tại và bán/mua lại hàng hóa hoặc chỉ số giá đó ở thời điếm nhất định trong tương lai. Việc tất toán khi đến hạn của giao dịch hoán đổi giá cả hàng hóa được thực hiện thông qua việc thanh toán phần chênh lệch giá giữa các bên.
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)
Là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày ký kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Khác với hợp đồng quyền chọn, trong đó người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, thì ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận hủy hợp đồng.