Tin tức
Đà giảm của cà phê có thể nối tiếp do thông tin cơ bản tác động tiêu cực lên giá
Kết thúc phiên giao dịch 1/11, giá 2 mặt hàng cà phê cùng trở lại đà giảm sau phiên hồi vào đầu tuần. Áp lực từ nguồn cung khi nhà phân tích và môi giới HedgePoint dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 23/24 của Brazil có thể tăng trưởng 10%, giống với những gì thị trường đang kì vọng. Bên cạnh đấy, số lượng xuất khẩu cà phê trong tháng 10 tại Brazil cũng cho thấy sự mở rộng với 199,898 tấn, cao hơn cùng kỳ năm ngoái cũng phần nào đẩy giá cà phê trở lại đà suy yếu trong phiên hôm qua.
Trái với dữ liệu tích cực của Brazil, Bờ Biển Ngà, quốc gia hàng đầu về xuất khẩu Arabica của thế giới, lại ghi nhận tổng lượng xuất khẩu trong tháng 10 là 9,591 bao loại 60kg, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp cho xuất khẩu trong 1 tháng kể từ 2017. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11, quốc gia này sẽ bước vào đỉnh điểm của vụ thu hoạch và dự kiến sản lượng thu được sẽ tăng 11.5% so với giai đoạn trước. Sản lượng gia tăng dự kiến sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trở nên tích cực hơn, từ đó gây áp lực lên giá trong thời gian tới.
Cũng giống với Bờ Biển Ngà, Honduras, quốc gia có sản lượng Arabica lớn thứ 5 thế giới cùng ghi nhận mức xuất khẩu giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức xuất khẩu trong tháng 10 là 42,850 bao. Không chỉ xuất khẩu giảm trong tháng, các hợp đồng bán hàng cùng chỉ đạt 148,700 bao, giảm 53% so với năm trước. Tuy nhiên, khác với nguyên nhân do nguồn cung tại Bờ Biển Ngà, lý do khiến xuất khẩu và bán hàng của Honduras xuất phát từ phía cầu khi giá trung bình từ đầu niên vụ đến nay đã tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, đây có thể sẽ là nhân tố đẩy giá cà phê tiếp tục đi xuống.
Tại Brazil, yếu tố thời tiết rất ủng hộ cho triển vọng nguồn cung cà phê trở nên tích cực hơn trong niên vụ tới tại Brazil, kết hợp với dự đoán từ HedgePoint rằng sản lượng có thể tăng trưởng 10%, tiếp tục là yếu tố gây áp lực lên giá trong thời gian tới
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)