sở giao dịch
hàng hóa việt nam

Tin tức

Đà tăng giá cao su tiếp tục là điểm nhấn trong tuần qua

19/10/2020

Cuối tuần trước chứng kiến phiên giao dịch sôi động trên thị trường nguyên liệu công nghiệp. Trừ cà phê Arabica, tất cả các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp còn lại đang giao dịch liên thông qua MXV đều đồng loạt tăng giá với biên độ lạc quan, từ 0.7 đến 3.2%. Điều này giúp chỉ số MXV Công nghiệp kết thúc tuần 12 - 18/10 đạt 1,377.43 điểm, tăng 0.22% so với tuần trước nữa. 

Bên cạnh bông và đường, cao su là mặt hàng chứng kiến xu thế đi lên rõ ràng trong thời gian qua. Giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 01/2021 trên sàn Osaka tăng mạnh 3.17% lên mức 208.2 JPY/kg, trong khi gí cao su TSR20 giao tháng 11/2020 trên sàn Singapore tăng 2.45% lên mức 150.7 US cents/kg. 

Diễn biến giá cao su TSR20 giao tháng 11 trên sàn SGX. Nguồn: Barchart

Giá FOB cao su RSS3 tại Bangkok trong tháng 9 tăng trung bình 13.8% so với tháng 8. So với tháng 8, giá giá FOB cao su STR20 tại Bangkok tăng 5.9%, giá FOB cao su SMR20 tại Kuala Lumpur tăng 4.7%, giá cao su RSS4 tại Kottayam, Ấn Độ tăng 3.5% và mủ cao su cô đặc tại Kuala Lumpur tăng 4.6%. Nguyên chính của đà tăng này trong thời gian qua đó là triển vọng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu giảm, trong khi tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2021 được dự báo sẽ có những tiến triển tích cực.

Báo cáo Xu thế và Thống kê cao su tự nhiên tháng 9 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, sản lượng cao su thế giới từ đầu năm đến hết tháng 8 giảm khoảng 8.7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 7.778 triệu tấn. Dự báo sản lượng cao su tự nhiên trong 4 tháng cuối năm nay sẽ giảm 3.8%, đưa tổng sản lượng cả năm 2020 xuống còn 12.901 triệu tấn, giảm 6.8% so với năm ngoái. Như vậy, triển vọng nguồn cung cao su tự nhiên năm nay đã được điều chỉnh giảm 1.9 điểm phần trăm so với mức sản lượng dự báo 13.149 triệu tấn.

Tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu từ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 giảm 11.7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 8.151 triệu tấn. Do tốc độ phục hồi kinh tế nhanh hơn dự kiến tại Trung Quốc, ANRPC dự báo mức độ tiêu thụ trong 4 tháng cuối năm sẽ chỉ giảm 1.8% so vói cùng kỳ năm ngoái, thu hẹp hơn nhiều so với biên độ giảm trong 8 tháng đầu năm. Triển vọng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu cả năm 2020 được dự báo sẽ đạt 12.611 triệu tấn, giảm 8.4% so với năm 2019.